
Trước khi bạn bắt đầu tìm hiểu tính cách của nửa kia có phải bạn...
Hãy cùng khám phá “tuyệt chiêu” tạo nội dung thu hút khách hàng
Tại sao nắm bắt được nội dung cốt lõi cực kỳ quan trọng?
“Storytelling” kể chuyện là cách chúng ta giao tiếp chính thức với khách hàng ở bất kỳ trên
nền tảng nào. Dù chỉ thông qua cuộc trò chuyện trực tiếp, trong email, trên một nền tảng
truyền thông xã hội khác, trên sân khấu, radio hay trên một youtube, thì việc tạo ra nội dung
tốt vẫn là cốt lõi của mọi vấn đề. Thông qua việc sản xuất nội dung mà mọi người sẽ hiểu được
giá trị của bạn, quan tâm đến câu chuyện thương hiệu hoặc bất cứ điều gì về sản phẩm của bạn.
Facebook tích cực tạo ra nội dung để tiếp cận đối tượng tiềm năng, các nhà tiếp thị quảng
cáo và publisher cũng hiểu rõ giá trị của việc “đặt câu hỏi” và tìm hiểu insight người đọc nội dung.
Không chỉ có các nền tảng truyền thông xã hội, mà còn có nhiều cách để truyền đạt ý tưởng
về thương hiệu và giữ cho thương hiệu của bạn luôn có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng.
Tóm lại, ở phương tiện, nền tảng nào cũng được miễn sao có thông điệp “chất” là sẽ
“ăn chắc phần thắng”
Về cơ bản, mọi người đều không thích quảng cáo do chúng làm gián đoạn hoặc can thiệp vào
những nội dung mà mọi người thực sự muốn thấy hoặc nghe. Các nghiên cứu cho thấy hai
phần ba người tiêu dùng tin tưởng nội dung về thương hiệu hơn quảng cáo truyền thống.
92% những người được khảo sát trả lời rằng “thích xem nội dung của thương hiệu hơn là
quảng cáo sản về thương hiệu đó”. Phần trăm những người được thăm dò cho thấy: khách
hàng thích các thương hiệu tương tác gắn kết họ bằng nội dung hơn là quảng cáo. Tiếp cận
bất kỳ đối tượng nào bằng thông điệp tiếp thị có nghĩa là tạo nội dung mà mọi người thực sự
quan tâm và tin tưởng.
Theo nghiên cứu năm 2017 của Time Inc. cho thấy 92% khách hàng tin rằng các thương hiệu
có mối liên kết với các chuyên gia trong ngành sẽ làm tăng giá trị nội dung. Cụ thể hơn, mọi
người cho rằng các thương hiệu chia sẻ sự am hiểu, thông thái của mình về một chủ đề nhất
định và gây sự tò mò thông qua nội dung thay vì quảng cáo.
Có bốn câu hỏi cơ bản làm cốt lỗi của bất kỳ chiến lược truyền thông nào: Chiến lược đó
truyền tải thông điệp gì? Thông điệp đó truyền tải thế nào? Đối tượng của chiến lược là ai
và Tại sao là đối tượng này?
Theo Huffington Post, các chuyên gia cảnh báo rằng: Nội dung sẽ không phải là “bài thuốc trị
bách bệnh” có thể giải quyết tất cả các vấn đề tiếp thị quảng cáo cho các chiến lược hoặc sản
phẩm. Nội dung bất kỳ ở dạng nào cũng nên tích hợp như là một phần chiến lược, khéo léo
lồng ghéo vào nhau để thực hiện chiến lược marketing mix. Tất nhiên phải kết hợp với chi tiêu
không ngoan và thời gian, địa điểm hiển thị quảng cáo để tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu.
Nội dung có thể ở dạng bài đăng trên blog, sách vở, ebook, hoặc video. Hãy tìm kiếm và thử
nghiệm các mảng nội dung khác nhau xoay quanh chủ đề/ ý tưởng, xem họ đang thu thập hay
tiếp thu, tương tác với định dạng nội dung nào nhiều nhất để khoanh vùng điểm tiếp cận tới
khách hàng tiềm năng. Khi bạn thực hiện theo hướng này, bạn có thể tiếp tục sản xuất ra
những nội dung làm bật các sản phẩm. Điều quan trọng nhất đó là, cần quan tâm và tập trung
đến các phương thức khiến người tiêu dùng chú ý đến bằng cách lòng ghép người đọc vào
nội dung.
Lên ý tưởng nội dung và làm rõ các ý cần truyền tải là hai thách thức lớn nhất mà mọi người
gặp phải khi tạo nội dung. Liên tục tạo ra các ý tưởng nội dung dựa vào hai điều cơ bản: trọng
tâm (Focus) và định dạng (format).
Trọng tâm chính “thông điệp cần truyền tải?” Định dạng đơn giản dễ hiểu và dễ tương tác
mang “nội dung thông điệp gắn liền với thực tiễn cuộc sống”. Từ mỗi mảnh ghép nội dung mà
bạn “thẩm thấu” trong cuộc sống hằng ngày bao gồm Phim, sách, radio, audio, hoặc các bài
viết đều có trọng tâm câu chuyện riêng.
StoryFuel đã tổng hợp khái niệm này vào Ma trận ý tưởng nội dung, tạo nên khung ý tưởng để
tìm các giao điểm giữa trọng tâm nội dung và định dạng nội dung cho phù hợp. Các khuôn
khổ ý tưởng sẽ bao gồm chủ đề, ý tưởng, các mục liên quan đến sản phẩm. Sắp xếp chúng lại
với nhau, bạn sẽ có nhiều ý tưởng dựa trên những thông tin đã có trước đó.
Kết hợp tất cả các giao điểm và cấu trúc theo cách này bạn đã có đầy đủ các “gia vị” để tạo ra
ý tưởng nội dung “đậm đà” cho các thực khách.
Yếu tố quan tâm đầu tiên là phong cách ngôn ngữ truyền đạt nội dung, một định dạng phong
cách truyền tải sao cho phù hợp nhất (sang trọng, gần gũi, mĩ miều, teen voice,…) với bạn.
Dựa vào đó, bạn chỉ cần bắt đầu phát triển nội dung với đa dạng chủ đề trong cùng 1 định
dạng phong cách ngôn ngữ truyền đạt. Một khi bạn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn trong
việc xây dựng nội dung, hãy thử phân nhánh nội dung mới và thử một cái gì đó khác biệt.
Có thể là một định dạng mới mà trước đây bạn đã thực hiện.
Để tận dụng được nguồn dữ liệu có sẵn bạn phải xem xét hiện thời công ty đang có những dữ
liệu gì? Các dữ liệu người dùng này có giúp ích cho việc nghiên cứu cũng như thu thập thông
tin cho công đoạn kể chuyện gần gũi với thương hiệu hoặc lĩnh vực sản phẩm. Nghiên cứu là
điều cần thiết và xứng đáng để đầu tư về mặt thời gian và nguồn lực.
Nội dung “How to” là thể loại nội dung được đánh giá cao giúp cho việc lan truyền nội dung
nhanh chóng bao gồm: hướng dẫn hoặc các ebooks với sự tham gia của các chuyên gia trong
lĩnh vực đang thực hiện để làm cho nội dung của bạn gia tăng về giá trị lẫn tính thực tiễn.
Nội dung “How to” có thể viết dưới các định dạng khác nhau như audio recorded, live video,
webinars,…
“Sharing is caring” đúng theo tiêu chí này, khi các bạn chia sẻ nội dung đúng với tâm lý khách
hàng như: giải đáp một câu trả lời, cung cấp một hướng dẫn… bạn sẽ dễ dàng thu thâp được
thông tin khách hàng tiềm năng cũng như tạo ra được lượng lead chất lượng cao.
Nội dung có tính chất nêu lên quan điểm của doanh nghiệp hay thương hiệu đòi hỏi sự tinh tế.
Đánh giá sản phẩm, các giải thưởng, và sếp thứ hạng cũng là cách xử lý nội dung có tính chất
quan điểm. Ở cấp độ khác, nội dung này nhấn mạnh tính chất tham khảo và thúc đẩy thương
hiệu của bạn trở nên đáng tin cậy hơn.
Điều này có thể phù hợp nhất cho đối tượng mà bạn đang hướng tới. Ví dụ điển hình và khá
thành công là cung cấp các đề xuất về cuốn sách hàng đầu mang lại lợi ích phù hợp với người
đang tìm kiếm. Nhưng bạn hãy chắc chắn rằng bạn đủ khả năng đề xuất hay thuyết phục họ
với các lời khuyên đúng đắng và để tăng cường hiệu quả hơn bạn nên nhờ tới một chuyên gia
cao cấp trong lĩnh vực và trích dẫn các đề xuất đó để có thể tăng lên độ tín nhiệm của họ đối
với lời đề khuyến nghị của bạn. Sau đó trình bày theo cách sắp đặt cụ thể suy nghĩ và giá trị
theo từng tiêu đề, thay vì kết hợp một số liên kết ngẫu nhiên.
Một khi bạn sử dụng ma trận lên ý tưởng nội dung để xác định những gì cần nói và cách nói,
bước tiếp theo trong quy trình tạo nội dung là bạn nên xác định đối tượng mà bạn sẽ truyền
đạt. Điều này có nghĩa là xác định đối tượng dự định của bạn, từ đó xác định cách bạn kể câu
chuyện của mình.
Melanie minh họa điểm này bằng cách lên các câu hỏi: Bạn có nói với bạn bè về những ngày
cuối tuần của bạn theo cách bạn nói với sếp và mẹ của bạn không? Dĩ nhiên câu trả lời là
không. Điều này cũng tương tự áp dụng cho nội dung bạn tạo ra cho doanh nghiệp.
Nguồn dữ liệu khách hàng lớn nhất có thể được tìm thấy thông qua “Insight” trên các phương
tiện truyền thông mạng xã hội và phân tích nội dung truyền thông. Hãy tập trung vào những
người tương tác với bạn trên phương tiện truyền thông xã hội và dành thời gian tìm hiểu điểm
chung trong profiles của họ.
Tiến hành một cuộc khảo sát, tìm hiểu là cơ sở để “Fan” của bạn hoặc độc giả, để có thể đi
đúng hướng và giải đáp được các nội dung mà họ mong muốn. Từ đó bạn sẽ có được chi tiết
nhân khẩu học hoặc công việc liên quan, sản phẩm/nội dung nào họ tiêu thụ, cách họ lắng
nghe về bạn và những gì họ muốn học hỏi từ bạn.
Đôi lúc nghiên cứu sẽ khiến cho bạn ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng đọc giả, Fan của bạn
không đúng với đối tượng mà bạn mong đợi theo tiêu chuẩn nhân khẩu học khác nhau. Điều
này có nghĩa là không phải bạn có thể áp dụng một loại nội dung dành cho tất cả. Hãy đa
dạng hóa nội dung cũng như chiến lược để nhắm vào đối tượng người đọc và khách hàng
tiềm năng trong tương lai.
Sau khi thiết lập What, How và Who, phần duy nhất cuối cùng và cực kỳ quan trọng là hỏi lý do
bạn lại tạo ra nội dung này. Mục tiêu và ý định của bạn khi nói ra là gì? Làm thế nào để một
video, bài post trên Fanpage, blog hoặc social media đã sản xuất mang câu chuyện đi vào
thực tiễn cuộc sống?
Rất dễ đi vào lối mòn khi làm những việc mà bạn luôn luôn làm vì theo quán tính phù hợp với
thói quen. Có lẽ bạn chỉ chăm viết bài đăng trên page vì bạn luôn muốn làm bài đăng trên blog
theo đúng lịch trình, tuy nhiên bạn có bao giờ nghĩ tới loại định dạng bạn đang viết có thể
không còn phù hợp với đối tượng của bạn. Luôn kiểm tra khi thực hiện nội dung xuất phát từ
quan điểm và góc nhìn cá nhân hay đại diện cho công ty hoặc doanh nghiệp. Vì những gì
chúng ta thường làm khi kết thúc nội dung là đánh bóng một số câu chuyện không đúng với
nội dung mà người đọc cần tìm hiểu.
Trước khi bạn bắt đầu tìm hiểu tính cách của nửa kia có phải bạn...
Trong thời kỳ chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, sở...
Ngày nay, hầu hết các lĩnh vực đều cần đến thiết kế đồ họa, tuy...
Nhu cầu doanh nghiệp cần thiết kế đồ hoạ ngày càng tăng trong bối cảnh...
Doanh nghiệp cần design? Nhưng thuê designer inhouse thì quá tốn kém! Thuê freelance thì...